Quản lý nhà hàng: Những kinh nghiệm không từ sách vở
Nhiều người cho rằng một quản lý nhà hàng chắc chắn phải được trải qua trường lớp đào tạo, đầy đủ các kỹ năng và kiến thức. Tuy nhiên, trong số đó, có rất nhiều những kinh nghiệm và khả năng xử lý công việc lại không đến từ các bài học sách vở hay những gì được dạy trong trường học. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Lịch làm việc cần phải cố định
Các ngành nhà hàng, khách sạn là ngành quản lý dịch vụ, chính bởi vậy nên rất khó để các quản lý nhà hàng, khách sạn có thể làm việc theo lịch trình 8 tiếng như những công việc khác, thậm chí, thời gian làm việc lên đến 10 tiếng, 12 tiếng, và có khi là cả đêm. Nhưng điều đó không hề tốt chút nào, đặc biệt là đối với sức khỏe, cũng như hiệu quả công việc.
Các nghiên cứu cho thấy lịch trình cố định sẽ làm cho nhân viên, hay quản lý đều dễ chịu hơn, thoải mái hơn, đồng thời tiết kiệm cả năng lượng, tiền bạc, thời gian, đó cũng là tài sản quý giá của nhà hàng. Cố gắng làm việc nhiều khiến cho giảm hiểu quả công việc, tha vì lên dây cót tăng khối lượng công việc lên trong khoảng thời gian cố định, không dàn trải, không chần chừ. Hiệu quả công việc sẽ đến từ những thay đổi để giảm thiểu thời gian chết, nâng cao hiệu suất, rất hiệu quả đối với thành tựu chung của nhà hàng.
Hàng tồn kho: vũ khí lợi hại từ những yếu điểm
Có thể đó là vấn đề mà nhiều người cho rằng bất lợi cho nhà hàng. Nhưng thực chất, việc kiểm soát các loại hàng hóa tồn kho lại có thể giúp quản lý nhà hàng huấn luyện được rất nhiều điều cho nhân viên của mình. Thay vì mất nhiều thời gian kiểm tra hiệu quả công việc, bạn có thể giao cho các nhân kiêm giải quyết vấn đề hàng tồn, sửa chữa vấn đề này trong một tuần.
Nhân viên sẽ kiểm hàng tồn kho sau mỗi ngày làm việc kết thúc, và công việc kiểm tra cũng nên chú ý thời hạn sử dụng của từng mặt hàng, điều này giúp họ rèn luyện sự tỉ mỉ, những kiến thức về món ăn, và đồng thời giảm thiểu rủi ro cho nhà hàng. Từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp sử dụng và đặt hành hiệu quả hơn. Bạn đã giảm tải được công việc quản lý, lại có thể hướng dẫn cho nhân viên của mình rất nhiều điều giá trị.
Chắc chắn sẽ có khách hàng thất vọng
Thực chất, việc các khách hàng hài lòng chỉ chiếm cao nhất là 98% mà thôi, nghĩa là vẫn có 2% còn lại không thực sự hài lòng với dịch vụ, con người hay bất cứ thứ gì tại nhà hàng. Đó chẳng còn là điều gì xa lạ nữa, nhưng đừng lấy vậy làm lo lắng, mà hãy tập trung làm hài lòng những người đến với nhà hàng của bạn, đồng thời sửa chữa các vấn đề khiến cho 2% khách hàng khó chịu. Một chân lý làm việc hiệu quả đó là: Đừng đổ lỗi, hãy đơn giản chỉ là sửa chữa và hành động một cách đúng đắn.